"BỎ TÚI NGAY" NHỮNG KINH NGHIỆM KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM CNTT

image

"BỎ TÚI NGAY" NHỮNG KINH NGHIỆM KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM CNTT

"BỎ TÚI NGAY" NHỮNG KINH NGHIỆM KHI ĐI PHỎNG VẤN XIN VIỆC LÀM CNTT

 

I. Một số yếu tố quan trọng trong tuyển dụng ngành CNTT

- Kiến thức chuyên môn về Công nghệ thông tin (CNTT)

- Đam mê và nắm bắt nhanh công nghệ

- Ham học hỏi, tìm hiểu kiến thức

- Ngoại ngữ và kỹ năng mềm

Về kiến thức: Cần chuẩn bị kỹ và nắm chắc những kiến thức cơ bản về ngôn ngữ và công nghệ mình làm. Nếu bạn lập trình bằng C# thì sẽ được hỏi các hàm xử lý trong C#, các vấn đề về khai báo và sử dụng biến, phạm vi biến, cách truyền tham số, tham trị. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị về các kiến thức liên quan như cấu trúc dữ liệu và giải thuật, lập trình hướng đối tượng, luồng dữ liệu, cơ sở dữ liệu,...

Về kỹ năng: Giới thiệu bản thân một cách trôi chảy, nói về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, sản phẩm bạn đã làm ra ... Trả lời các câu hỏi của nhà tuyển dụng một cách trực tiếp và trung thực, không quanh co. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp thì khả năng “ghi điểm” trong mắt nhà tuyển dụng cũng cao hơn.

Một bí quyết giúp bạn dễ dàng thể hiện khả năng của mình với nhà tuyển dụng là chia sẻ những thói quen như: cập nhật thông tin trên các diễn đàn, đăng ký các khóa học trực tuyến, liên tục thực hành trên mạng xã hội, các dự án CNTT lớn nhỏ, học hỏi từ blog. ..Có sự chuẩn bị cho các bài kiểm tra kiến ​​thức.Ví dụ: Kiểm tra kiến ​​thức cơ bản về ngôn ngữ, công nghệ, thuật toán toán thông qua các bài học lập trình, khả năng gỡ lỗi mã, ...

II. Những lưu ý trong buổi phỏng vấn

Nắm bắt thời gian: cố gắng có mặt trước buổi phỏng vấn ít nhất 10 phút, việc chuẩn bị kỹ càng về thời gian sẽ giúp bạn không bị trễ hẹn, tránh gây ấn tượng xấu với nhà tuyển dụng, đồng thời đến sớm sẽ giúp ích cho bạn. Có thời gian chuẩn bị hình ảnh và có cơ hội quan sát phong cách làm việc của nhân viên tại đây, hiểu thêm về môi trường làm việc.
Tác phong chỉn chu, lịch sự: Việc chuẩn bị tác phong gọn gàng, chỉn chu sẽ giúp bạn dễ dàng gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Điều này cũng thể hiện sự nghiêm túc của bạn đối với buổi phỏng vấn và tôn trọng đối với nhà tuyển dụng.

Thể hiện cảm xúc tích cực: Nhà tuyển dụng thích những người cho họ thấy thái độ tích cực, năng lượng và sự nhiệt tình trong công việc. Hãy duy trì nụ cười rạng rỡ và tự tin trong suốt buổi phỏng vấn và cho họ thấy rằng bạn luôn sẵn sàng cho vị trí được giao. Phong thái tự tin sẽ giúp bạn ghi điểm cao với nhà tuyển dụng. .

Câu trả lời ngắn gọn và súc tích: Chính xác và đi vào trọng tâm từng câu trả lời Ngôn ngữ lưu loát và cách tổ chức nội dung hợp lý, tập trung vào giải quyết vấn đề  mà nhà tuyển dụng đặt ra sẽ làm họ hài lòng. Nếu chưa rõ hoặc không biết vấn đề đó thì trả lời ngay là chưa biết hoặc chưa nghiên cứu. Các nhà tuyển dụng sẽ đánh giá cao điều đó khi họ nhìn thấy sự trung thực và tính cầu tiến trong phản hồi.

Đặt câu hỏi phù hợp vào đúng thời điểm: Trong một số cuộc phỏng vấn, nhà tuyển dụng cho bạn thời gian để đặt câu hỏi cho họ. Các câu hỏi của bạn cho thấy rằng bạn biết công ty và đang chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Bạn có thể đặt câu hỏi liên quan đến công ty hoặc hỏi thêm các câu hỏi liên quan đến mức lương, quyền lợi và mà bạn được hưởng với sự khéo léo và tinh tế.